Làm Hoàng đế Chu_Do_Lang

Nội loạn quyền bính

Tháng 10 năm 1646, Long Vũ đế Chu Duật Kiện bị quân Thanh bắt giết. Sau khi chính quyền Long Vũ diệt vong, Chu Duật Việt, em của Long Vũ đế từ Phúc Kiến chạy đến Quảng Châu. Tháng 12 năm đó, quần thần Nam Kinh tôn Việt làm đế, cải nguyên là Thiệu Vũ (绍武). Sau khi Thiệu Vũ đế lên ngôi, trong tháng đó Chu Do Lang cũng lên ngôi tại Triệu Khánh, lấy niên hiệu là Vĩnh Lịch. Hai bên đánh nhau liên miên để tranh đoạt địa vị chính thống. Lý Thành Đống (李成栋) của quân Thanh thừa lúc 2 bên tàn sát lẫn nhau đã tiến đánh khu vực Triều Châu, Huệ Châu của Quảng Đông, lệnh cho quan lại đã đầu hàng giữ nghiêm bí mật, khiến Thiệu Vũ Đế không biết chuyện.

Ngày 25 tháng 12 năm đó, quân Thanh đột nhiên tấn công Quảng Châu, Thiệu Vũ Đế bị bắt, tối đó ông thắt cổ tự vẫn[1][2]. Trước sự tấn công ồ ạt của quân Thanh, Vĩnh Lịch đế buộc phải rút về Quế Lâm, rồi từ đó chạy về Giang Tây, Hồ Nam rồi Nam Ninh. Năm 1658, Quế vương rút lui về Côn MinhVân Nam.

Tuẫn quốc

Sau hàng loạt chiến thắng lẫy lừng tại Quế Lâm, Hành Dương của Lý Định Quốc, không ngờ chỉ vì những hiềm khích, nghi kỵ lẫn nhau do các tướng soái dưới quyền gây ra mà dẫn đến biết bao rắc rối. Năm 1661, ông chạy sang Miến Điện náu thân. Lý Định Quốc đã tích cực cho người trốn đến Miến Điện liên lạc với Quế vương, tự mình đưa quân đến để đón rước. Khi quân Minh và Miến Điện xảy ra xung đột, Vĩnh Lịch đế chỉ muốn cầu an, hạ chiếu cho Lý Định Quốc rút quân trở về. Định Quốc xem chiếu mà đau xót, than rằng: "Đại Minh hết rồi!".

Lúc này, quân Thanh đã tiến sát biên giới Trung – Miến, người Miến đem cha con Quế vương giao nộp cho phản tướng Ngô Tam Quế[3][4]. Ngô Tam Quế sai người bí mật thắt cổ ông trong một tòa miếu nhỏ tại Côn Minh[5].

Vị hoàng đế cuối cùng của nhà Minh sau đó mộ phần tông tích cũng không biết đã ở nơi đâu. Nhưng sau cái chết của ông, thì mãi đến tận cuối thời Thanh mạt, chính quyền Mãn Châu vẫn luôn ám ảnh bởi những người tự xưng là "Thái Tử Đại Minh" hay "con của Vĩnh Lịch Đế".